Thông tin chi tiết về thành lập văn phòng đại diện

Chức năng của một văn phòng đại diện là văn phòng trung gian phải chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp nguồn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với từng thị trường và đối tác mới trong kinh doanh. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn cần tham khảo khi chuẩn bị từng bước làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện.

broken image

Những điều bạn cần biết khi thành lập văn phòng đại diện

Người được đứng tên thành lập văn phòng đại diện là ai?

Giám đốc công ty, hoặc các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người có thể đứng đầu văn phòng đại diện, hay bất cứ người nào có đầy đủ khả năng và năng lực hành vi dân sự cũng như không vi phạm pháp luật.

Có nên khắc con dấu mới cho văn phòng đại diện hay không?

Việc này còn tùy vào nhu cầu của công ty, có thể khắc mới hoặc không khắc cũng được.

Chức năng phòng kinh doanh của văn phòng đại diện là gì?

Giao dịch và tiếp thị với đối tác.

Văn phòng đại diện hạch toán thuế về đâu, như thế nào?

Văn phòng đại diện thì phải hạch toán phụ thuộc theo công ty tổng.

Thủ tục cho kê khai thuế, cần phải đóng bao nhiêu thuế cho văn phòng đại diện?

Hạn mức đóng thuế môn bài cho văn phòng đại diện là 1,000,000 đ/năm

Văn phòng đại diện của công ty có được phát hành hóa đơn đỏ hay không?

Văn phòng đại diện thì sẽ không được phát hành và xuất hóa đơn đỏ.

broken image

Chuẩn bị thủ tục cho việc mở văn phòng đại diện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ thành lập văn phòng đại diện:

02 bản CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng dưới 03 tháng của người đứng đầu văn phòng đại diện (giám đốc văn phòng đại diện).

Bước 2: Chuẩn bị cho thông tin thành lập văn phòng đại diện:

Tên và địa chỉ văn phòng của doanh nghiệp, Tên của văn phòng đại diện dự định thành lập, tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm với cụm từ "Văn phòng đại diện" đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện;

Địa chỉ được dự tính đặt văn phòng đại diện.

Ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện đặt là: Giao dịch và tiếp thị.

Bước 3: Soạn thảo chi tiết hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:

Trường hợp 1: Các bạn tự thực hiện mọi thủ tục thì tự soạn thảo hồ sơ.

Trường hợp 2: Các bạn nhờ Tư Vấn Quang Minh thực hiện các thủ tục thì Quang Minh thực hiện toàn bộ thủ tục này, những thành phần hồ sơ như sau:

Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, còn của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh cho việc thành lập văn phòng đại diện;

Quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về vấn đề thành lập văn phòng đại diện;

Quyết định bổ nhiệm của tổng giám đốc đối với người được đứng đầu văn phòng đại diện.

Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện.

Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại chính cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả.

Trường hợp 1: Các bạn tự thực hiện thủ tục thì bạn nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh được trực thuộc tỉnh/ thành phố dự định mở văn phòng đại diện hoặc đăng ký thành lập văn phòng đại diện công ty online qua mạng điện tử trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Trường hợp 2: Các bạn nhờ Tư Vấn Quang Minh thực hiện thủ tục thì sẽ được Quang Minh thực hiện toàn bộ thủ tục này.Nếu bạn đang thắc mắc về thành lập văn phòng đại diện hoặc Thành lập chi nhánh công ty thì nhanh tay bắt máy liên hệ ngay với chúng tôi